Tại sao nấu cơm bị sống, không chín. Nồi cơm điện nấu cơm không chín nguyên nhân vì sao? Tìm hiểu ngay
Nồi cơm điện là thiết bị quen thuộc phục vụ những bữa cơm ngon cho cả gia đình bạn. Hiện nay có rất nhiều loại nồi cơm điện hiện đại như nồi cơm điện tử hay nồi cơm điện cao tần có đa dạng các chức năng nấu rất phù hợp với nhu cầu của hội chị em hiện nay. Tuy nhiên, dù là nồi cơm điện có hiện đại đến đâu thì sau quá trình dài sử dụng chắc chắn bạn sẽ gặp phải một số lỗi nhỏ như: tại sao nồi cơm điện nấu cơm bị sống, không chín hay nồi cơm điện tại sao không nóng… Vậy nguyên nhân và hướng khắc phục lỗi này như thế nào?

1.Nguyên nhân nồi cơm điện nấu cơm bị sống
Cơm sống hay khê là điều mà không ai mong muốn cả, tuy nhiên vẫn có trường hợp nấu cơm sống diễn ra khiến bạn cảm thấy khó chịu vì một số nguyên nhân chính như sau:
1.1.Do cho quá ít nước
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cơm nấu ra bị sống do bạn cho quá ít nước khi nấu cơm. Hạt gạo cần phải có một lượng nước vừa đủ để có thể hấp thụ trong quá trình nấu, lượng nước vừa phải sẽ giúp gạo nở đều và làm mềm hạt gạo hơn. Nếu bạn cho quá ít nước, hạt gạo sẽ bị khô cứng, sượng và không thể chín đều.
Tùy theo từng loại gạo mà bạn nên cho lượng nước tương ứng. Trong lòng nồi cơm điện thường có các mức nước riêng, bạn nên lưu ý mực nước tại đây để rút kinh nghiệm cho lần sau nấu cơm đạt được như ý muốn.
Tuy nhiên, một phần cũng do loại gạo mà bạn sử dụng. Có loại ưa nước có loại chỉ cần chút nước là đã đủ chín nhưng có loại cần phải nhiều nước hơn. Chính vì thế, hãy tìm hiểu xem gạo gia đình mình ăn là loại như thế nào nhé.
1.2 Do rơ le của nồi
Tại sao nồi cơm điện nấu cơm không chín nguyên nhân có thể do rơ le của nồi cơm nhảy từ trạng thái nấu sang hâm nóng quá sớm. Bình thường khi cơm chín cần thêm chút thời gian để cơm ráo nước hoàn toàn rơ le sẽ nhảy từ trạng thái nấu sang trạng thái hâm nóng. Nếu rơ le hỏng sẽ diễn ra quá trình này nhanh hơn, khiến cho nồi cơm hạ nhiệt đột ngột trong khi hạt gạo vẫn chưa đủ thời gian nấu, khiến hạt gạo bị sượng, không chín.
1.3 Cho quá nhiều gạo so với dung tích nồi
Mỗi nồi cơm điện có dung tích nhất định. Khi nấu một lượng gạo vượt quá định mức cho phép thì nồi cơm thường chín không đều, bị sượng hay sống lớp trên cùng. Nếu nhà bạn đông người nên lựa chọn các loại nồi cơm điện cao tần Palado 1,8 lít lớn như vậy đáp ứng được cho cả gia đình ăn cơm.
1.4 Do thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng nồi
Do bạn ấn nút cook quá nhiều lần để tạo lớp cháy, không lau khô phần nước bám xung quanh nồi trước khi cho vào nồi nấu, hay đặt nồi bằng một tay… Dùng nồi nấu trên các thiết bị khác… sẽ phần nào làm cho nồi cơm điện cao tần nhà bạn hoạt động kém hiệu quả hơn đó, gây hỏng rơ le sẽ khiến cơm dễ bị sống và khét khi nấu cơm.
1.5 Do đáy nồi bị cong
Một nguyên nhân khác khiến hạt cơm bị sống có thể là do đáy nồi cơm điện bị cong khiến bề mặt tiếp xúc của nồi bị ít đi, không đủ nhiệt cần thiết để cơm chín đều.
1.6 Do dây điện và nguồn điện
Trong trường hợp này khi thấy đèn điện nồi cơm không sáng, nồi cơm không thể tạo ra nhiệt hay cắm điện vào nồi cơm vẫn sáng đèn nhưng nồi lại không nóng hoặc chỉ hơi nóng . Nguyên nhân có thể do phát sinh từ cầu chì hoặc công tắc bị hư, tình trạng thiếu nhiệt khiến nồi cơm không thể chín đều được .Dẫn đến nấu cơm bị sống .
2.Giải pháp hạn chế tình trạng nấu cơm không chín

Một số mẹo chữa cứu khẩn cấp khi nấu cơm không chín có thể kể đến đó là:
Hãy xới tơi cơm trong nồi rồi cho vào một chiếc nồi khác, rưới đều rượu trắng vào nồi cơm với tỷ lệ 1 rượu: 10 cơm. Bắc nồi cơm lên bếp lửa nấu với mức lửa nhỏ nhất, cho đến khi rượu bốc hơi hết cơm sẽ chín mà mùi rượu cũng không còn bám trên cơm nữa đâu. Đây là mẹo cứu cánh lúc khẩn cấp để đảm bảo gia đình bạn vẫn có bữa cơm chín nhé.
2.1 Do rơ le
Trong trường hợp nồi hỏng nấu cơm không chín là do rơ le:
Trong trường hợp này bạn chỉ có thể mang nồi cơm đi sửa, bảo hành tại các cửa hàng đồ điện hoặc trung tâm bảo hành để thay rơ le mới. Vấn đề này liên quan đến yếu tố kỹ thuật nên khó để có thể tự sửa tại nhà.
Nếu nồi bị cong bạn hãy mua một cái lòng nồi mới thế vào, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng đồ điện dụng hoặc đến trung tâm bảo hành của hãng. Giá thành trung bình khoảng 100 – 200 nghìn đồng cho nồi thường, tùy theo chất lượng nồi mà giá thành cũng thay đổi khác nhau.
2.2 Do nguồn điện:
Trong trường hợp nồi cơm điện bị hỏng do nguồn điện:
Với lỗi này bạn cần mang nồi cơm điện ra tiệm hoặc trung tâm bảo hành của hãng để sửa chữa kịp thời nhé.
Trên đây là nguyên nhân và cách thức giải quyết lỗi tại sao nồi cơm điện nấu cơm không chín cho các bạn tham khảo và áp dụng nhé